Xây dựng Thành phố thông minh hiện nay được xem là giải pháp chiến lược để giải quyết các vấn đề phát sinh do sự gia tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng. Tiến trình đô thị hóa nhanh thường gây xáo trộn xã hội, khiến chính quyền phải đối mặt với nhiều vấn đề, như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, xử lý chất thải, chăm sóc sức khỏe, đói nghèo, cơ sở hạ tầng… và kéo theo các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ… 

Do đó, để vượt qua các thách thức này, chính quyền phải tìm ra các giải pháp thông minh hơn để quản lý, điều hành xã hội. Những thành phố được xây dựng theo xu thế này được định nghĩa là một “Thành phố thông minh” hay Smart city.

Mặc dù, cụm từ Thành phố thông minh được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa có khái niệm nhất quán do quan điểm từ các góc nhìn khác nhau, như đứng ở khía cạnh xã hội hay kỹ thuật, công nghệ. Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa đều hướng đến một mục tiêu chung: Thành phố thông minh là một thành phố “bền vững và đáng sống”. Đó là một thành phố được quản lý, điều hành hiệu quả và thống nhất ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giao thông, môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng… bằng các giải pháp thông minh với sự tham gia của người dân; được giám sát và điều phối tối ưu để tiết kiệm nguồn tài nguyên và mang lại dịch vụ tốt nhất cho người dân; có sự liên kết cơ sở hạ tầng kỹ thuật, CNTT, cơ sở hạ tầng xã hội và thương mại để tận dụng tối đa mọi nguồn lực… 

Đó cũng là một thành phố “kết hợp công nghệ thông tin và truyền thông” (Information and Communication Technologies – ICT) để tổ chức, thiết kế, qui hoạch, triển khai các giải pháp mới, tiên tiến cho việc quản lý thành phố một cách mềm dẻo, bền vững, gắn với mục tiêu nâng cao đời sống của nhân dân; sử dụng công nghệ điện toán thông minh để tạo ra các thành phần và dịch vụ hạ tầng cơ bản liên kết với nhau một cách hiệu quả và tối ưu hóa hoạt động bao gồm: quản lý chính quyền, giáo dục, y tế, trật tự công cộng, bất động sản, kinh doanh, giao thông và các dịch vụ – tiện ích khác…
 
Nói chung, Thành phố thông minh là thành phố luôn cố gắng để “thông minh hơn”, được biểu thị là một thành phố của phương tiện, kết nối và tri thức; dựa vào công nghệ hiện đại, cho phép sao chụp và tích hợp dữ liệu bằng cách sử dụng các thiết bị cảm biến như thiết bị đo, thiết bị cá nhân, khí cụ, máy ảnh, điện thoại, thiết bị y tế, web, mạng xã hội… được kết nối, trao đổi và lưu trữ vào một nền tảng điện toán gắn với nhiều dịch vụ khác nhau của thành phố.
 
Có thể hình dung Thành phố thông minh như là một hệ thống hữu cơ lớn kết nối nhiều thành phần là các hệ thống con với trí tuệ nhân tạo có thể hành xử thông minh như con người, gồm mạng viễn thông số (các dây thần kinh), hệ thống nhúng thông minh (bộ não), các cảm biến (các giác quan) và phần mềm (tinh thần và nhận thức) kết nối với nhau theo hướng ngày càng hiệu quả hơn. 

Đón đầu xu thế của thời đại 4.0 ngoài các sản phẩm thang máy độc đáo: Thang máy Homelift, Thang máy MULTI – Dòng thang máy không dây cáp đầu tiên trên thế giới, Thang máy tải khách TWIN – Thang máy với hai Cabin chạy độc lập trên cùng một hố thang… Công ty Cổ phần thang máy Royal Việt Nam triển khai bổ sung 04 sản phẩm dịch vụ công nghệ mới:  Thado Smart Retail 4.0, eFace, Aiparking, Camera giao thông thông minh.